Gen Z không còn 'sợ quánh giá' khi 'mặc mãi một bộ đồ'
DEIOG
Thứ Sáu,
12/07/2024
Nội dung bài viết
Tâm lý tự ti, e dè, ngại ngùng... dễ nảy sinh khi mặc lại bộ đồ từng mặc. Điều này có đúng với nhiều bạn trẻ hiện nay không?
Thái Ly nói tự tin khi là chính mình, diện thứ mình thích dù là bộ đồ từng mặc - Ảnh: NVCC© Được Tuổi trẻ cung cấp
Câu trả lời là cảm thấy bình thường với việc tái sử dụng này. Nhiều bạn không còn e ngại khi thường xuyên diện lại bộ đồ từng mặc khi đi chơi hay đăng ảnh lên mạng xã hội.
Phối với phụ kiện để bộ đồ mặc lại trở nên khác
Nguyễn Hoàng Ngọc Nhi (21 tuổi, sinh viên tại TP.HCM) nói mặc đi mặc lại một kiểu đồ là bình thường. Nếu thích món đồ nào đó, Nhi thường sử dụng nhiều lần.
Ngọc Nhi nói miễn sao trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ và đúng bối cảnh là được. Là tín đồ mê thời trang, Nhi ưu tiên chất lượng hơn số lượng quần áo cần có.
"Ăn chắc mặc bền cũng hay mà. Tại sao chiếc áo chất lượng không thể sử dụng nhiều lần? Việc này giúp tiết kiệm và còn giảm thiểu rác thải từ mua sắm thường xuyên", Nhi cười.
-
'Mẹ cứ để con mặc đồ cũ, không sao đâu'
-
Nhiều người mặc đồ cũ, đi xe cũ, thực chất là triệu phú
Chất liệu thoáng mát, kiểu dáng đơn giản, dễ phối phụ kiện, có thể phù hợp các địa điểm, sự kiện khác nhau là những tiêu chí của Nguyễn Thái Ly (21 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) chọn mặc lại bộ đồ từng mặc yêu thích.
Theo Ly, miễn bạn thoải mái và tự tin với trang phục của mình là được. "Mình ưu tiên chọn đồ phù hợp hơn là mua quần áo liên tục chỉ để thay đổi phong cách", Ly nói.
Cô mua ít quần áo, quanh đi quẩn lại chừng ấy món. Khác biệt ở chỗ cô nàng phối đồ với nhiều phụ kiện như dây chuyền, nhẫn, khuyên tai hoặc biến tấu một chút là thấy khác ngay.
Ngọc Nhi chuộng phong cách đơn giản, nên dù mặc lại bộ đồ quen thuộc cũng không có vấn đề gì - Ảnh: NVCC© Được Tuổi trẻ cung cấp
Tiết kiệm mua sắm, lo việc tương lai
Thẳng thắn nói bản thân không chạy theo ăn mặc hào nhoáng, Trần Thị Thu Vinh (23 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) nói ưu tiên tài chính cho mục tiêu khác thay vì đầu tư áo quần.
Gen Z không còn 'sợ quánh giá' khi 'mặc mãi một bộ đồ'© Được Tuổi trẻ cung cấp
Làm nhân viên hành chính công ty nước ngoài, công việc của Vinh chủ yếu tại văn phòng nên không cần quá đầu tư cho ngoại hình. Thay vào đó, cô bạn dành số tiền ấy "chữa lành" cột sống, vì hầu như phải ngồi 8 tiếng mỗi ngày ở văn phòng.
"Mình đã quen tiết kiệm, mua sắm quần áo cũng vừa phải. Chịu khó tập luyện, ăn uống lành mạnh, vừa tiết kiệm vừa mang phong thái khỏe khoắn", Vinh cười.
Tủ đồ của cô nàng chỉ có đồ công sở là chính. Ngoài ra, cô có thêm vài bộ dành để đi chơi, vẫn mặc đi mặc lại theo tiêu chí sạch - phù hợp - đơn giản.
Đôi lúc đi chơi, cũng có người hỏi "sao hay mặc lại bộ đó thế?" nhưng Vinh không quá quan tâm. Chỉ cần thấy con số tiết kiệm từ mua sắm tăng thêm, cô cũng đủ hạnh phúc rồi!
"Tương lai mình sẽ có nhiều tiền để mua những món đồ mình thích", Vinh hào hứng.
"Bình thường hóa" để bảo vệ môi trường
Theo nghiên cứu của báo Bloomberg, ngành dệt may được xếp vào loại sản phẩm làm từ nhựa hóa dầu lớn thứ hai, chỉ đứng sau bao bì và chiếm 15% tổng sản phẩm hóa dầu.
Còn Quỹ Ellen MacArthur - tổ chức phi chính phủ Anh - cho biết trong 15 năm qua, ngành sản xuất áo quần đã tăng gấp đôi trên toàn cầu. Trong đó, nước nhuộm vải chính là thứ gây ô nhiễm nguồn nước nhiều thứ hai toàn cầu.
Chất liệu polyester là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Theo WeForum, cần khoảng 2.649 lít nước để sản xuất một chiếc áo. Quá trình này tạo ra 6,75kg khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.