Nghề IT là gì? Mô tả chi tiết công việc của nghề IT

Nghề IT là gì? Mô tả chi tiết công việc của nghề IT

DEIOG
Thứ Năm, 31/10/2024
Nội dung bài viết

Ngành IT là gì?

Ngành IT (Information Technology) là nhóm ngành công nghệ thông tin trong ngành kỹ thuật, sử dụng công cụ phần mềm, máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Khái niệm đầu tiên về nghề IT là công nghệ thông tin có mặt tại Việt Nam vào năm 1993. Vào thời điểm này, CNTT được hiểu với nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”

Những người làm IT thường được gọi là lập trình viên, công việc chủ yếu liên quan đến phần mềm máy tính như: Thu thập thông tin, sửa chữa, khắc phục lỗi, v.vv.. giúp các cá nhân và tổ chức quản lý, sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả. Từ đó, họ có thể góp phần tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Nghề IT là nhóm ngành công nghệ thông tin
Nghề IT là nhóm ngành công nghệ thông tin

Cơ hội nghề nghiệp của ngành IT

Theo "Báo cáo thị trường tuyển dụng 2023 & Xu hướng tuyển dụng 2024" của TopCV, IT là nhóm ngành khát nhân lực trong năm 2023, chiếm đến 13,2%. 

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến mọi ngành nghề và lĩnh vực trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, nhu cầu về nhân viên IT có khả năng làm việc cùng với AI và các hệ thống tự động hóa đang tăng. Điều này có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho nhân sự ngành IT.

Do đó, sinh viên khi theo học ngành Công nghệ thông tin không lo thiếu việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, để trúng tuyển vào những vị trí tốt, với môi trường chất lượng và mức lương hấp dẫn, sinh viên cần đáp ứng được trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Nếu bạn đam mê lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) và sở hữu kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí nhân viên IT ngay trên TopCV. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng uy tín nhất. Hãy tham khảo danh sách việc làm IT tại Hà Nội, TP.HCM, và Đà Nẵng ngay dưới đây để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp:

 

Mô tả công việc của nghề IT

Cụ thể, công việc của Nhân viên IT bao gồm những gì? Họ có nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào? Thực tế, nghề IT được chia làm 2 lĩnh vực chính là IT phần mềm và IT phần cứng. Dưới đây sẽ là công việc cụ thể của từng lĩnh vực:

Mô tả công việc IT phần cứng

Đối với nghề IT phần cứng/mạng sẽ có những nhiệm vụ như sau:

  • Chịu trách nhiệm cài đặt, sửa chữa đối với máy móc các trạm trong mạng lưới.
  • Chịu trách nhiệm về các thiết bị ngoại vi như bộ định tuyến, máy in,…
  • Đảo bảo các phần cứng của máy tính được hoạt động ổn định như chuột, bàn phím, màn hình, ổ cứng,…
  • Thiết lập, cài đặt cấu hình theo từng phiên bản cho máy tính theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Xây dựng, duy trì hoạt động mạng cục bộ hiệu quả.
  • Đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống mạng, hệ thống máy tính của doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn cho người dùng về cách thức hoạt động của phần mềm mới, các thiết bị của máy tính nếu được yêu cầu.
  • Lên lịch nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống để không làm ảnh hưởng đến công việc, tiến độ của các nhân sự khác.
  • Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, khắc phục các sự cố liên quan.
  • Theo dõi, ghi chép về lịch sử bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
  • Nhân viên IT phần cứng có trách nhiệm trong việc duy trì, cài đặt và sửa chữa các thiết bị và hệ thống phần cứng. Họ giúp đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của máy tính, server, mạng và các linh kiện khác.

Mô tả công việc IT phần mềm

Đối với nghề IT phần mềm sẽ có những nhiệm vụ sau:

  • Cài đặt, bảo trì, nâng cấp hệ thống, hệ quản trị dữ liệu khác như sao lưu, cấu hình đồng bộ, phục hồi CSDL,..
  • Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, phát triển các báo cáo trên hệ thống website doanh nghiệp, các ứng dụng, phần mềm quản lý khác của doanh nghiệp
  • Tham gia vào đánh giá kỹ thuật, đưa ra các giải pháp dành cho các đối tác
  • Nghiên cứu công nghệ, cấu trúc, khả năng ứng dụng của phần mềm mới, phát triển các ứng dụng tự động cho nghiệp vụ hoặc công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp
  • Tham gia hỗ trợ, quản lý kỹ thuật website cho công ty, doanh nghiệp
  • Hướng dẫn cho người dùng về việc sử dụng hệ thống, sử dụng phần mềm

Nhân viên IT phần mềm đóng vai trò quan trọng để phát triển và duy trì các ứng dụng, hệ thống công nghệ. Những sản phẩm này giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo đổi mới và nâng cấp công nghệ, đồng thời tăng cường cạnh tranh và phát triển của công ty.

Nghề IT được chia làm 2 loại chính là IT phần mềm và IT phần cứng
Nghề IT được chia làm 2 loại chính là IT phần mềm và IT phần cứng

TOP 10+ công việc ngành IT phổ biến nhất

Sự phát triển của kỹ thuật hiện đại mang đến cho người theo học chuyên ngành công nghệ thông tin (IT) nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Do đó nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin thì có rất nhiều lựa chọn công việc dành cho bạn. Sau đây là thông tin tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT:

IT Support

IT support là viết tắt của cụm từ Information Technology Support. Công việc của những người làm IT support là tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì cả phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng, thiết bị của khách hàng, đối tác, đảm bảo tất cả luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.

Công việc của một IT support gồm 3 nhiệm vụ chính:

  • Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng hệ thống mạng và server, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Theo dõi, kiểm tra hệ thống thường xuyên, lên kế hoạch bảo trì và xử lý nhanh chóng mọi sự cố nhằm đảm bảo mọi hoạt động không bị gián đoạn.
  • Thu thập thông tin và phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty, từ đó cải thiện chất lượng hỗ trợ khách hàng. Phối hợp với các bộ phận liên quan để hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh như tổng đài điện thoại và TeamViewer.

IT Support

Lập trình viên Front End (Frontend Developer)

Lập trình viên Front End (Frontend Developer) là người sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS hay ngôn ngữ lập trình Javascript để các lập trình viên thiết kế ra các giao diện ứng dụng/trang web cho người dùng. Mọi thứ mà người dùng nhìn thấy, chạm, lướt và tương tác trên màn hình đều là kết quả của lập trình Front End và là công việc của các lập trình viên Front End. 

Về cơ bản, lập trình viên Front End sẽ là chịu trách nhiệm việc phát triển giao diện bên ngoài của một trang web dựa vào những bản thiết kế có sẵn. Giao diện website đó sẽ được người dùng nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào trang web thông qua trình duyệt.

Tìm việc Frontend Developer

 

 

 

Lập trình viên Front End là người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện bên ngoài của website/ứng dụng

     Lập trình viên Front End là người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện bên ngoài của website/ứng dụng

Lập trình viên Full Stack (Full Stack Developer)

Lập trình viên Full Stack (hay còn được gọi là Full Stack Developer) là một khái niệm đang được rất quan tâm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó thường được hiểu là việc lập trình viên có thể xây dựng toàn bộ một ứng dụng từ phía client (front-end) đến phía server (back-end) và cả cơ sở dữ liệu. Nói cách khác, lập trình viên Full Stack có thể xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh với tất cả các tính năng cần thiết cho người dùng sử dụng.

Dưới đây là một số công việc mà một Full-Stack Developer cần thực hiện:

  • Tham gia vào việc thiết kế và phát triển toàn bộ ứng dụng, bao gồm cả phần front-end và back-end.
  • Tiến hành kiểm tra và gỡ lỗi phần mềm để đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu lỗi.
  • Viết mã nguồn cho front-end và back-end giúp kết nối giao diện người dùng và logic phía server.
  • Tham gia vào việc tạo các tương tác người dùng trên ứng dụng web, đảm bảo trải nghiệm mượt mà và thân thiện với người dùng.
  • Xây dựng và quản lý máy chủ, cơ sở dữ liệu cho phần back-end, đảm bảo chúng hoạt động tương thích với toàn hệ thống.
  • Đảm bảo khả năng tương thích và tối ưu hóa ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như: Desktop, mobile, tablet, v.vv..
  • Kiểm tra và duy trì thiết kế đáp ứng nhu cầu người dùng
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để tạo ra các tính năng mới, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa thiết kế và phát triển.
  • Phát triển các API và dịch vụ RESTful để kết nối giữa các hệ thống, cho phép trao đổi dữ liệu hiệu quả.
  • Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới, xu hướng phát triển phần mềm để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Apply Fullstack Developer ngay

Kỹ sư lập trình nhúng

Kỹ sư lập trình nhúng là những người đảm nhận việc viết mã cho các hệ thống nhúng, tức là các hệ thống máy tính được tích hợp vào các thiết bị khác. Các hệ thống này xuất hiện trong nhiều loại sản phẩm như điện thoại thông minh, ô tô, máy bay không người lái, thiết bị y tế và nhiều thiết bị công nghệ khác. Kỹ sư lập trình nhúng đảm bảo phần mềm của hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, đồng thời tương thích với phần cứng của thiết bị.

Vị trí này thường làm việc tại các công ty sản xuất thiết bị điện tử, các công ty phần mềm, hoặc các công ty dịch vụ công nghệ thông tin.

Tìm việc Kỹ sư lập trình nhúng

Lập trình viên

Lập trình viên (Developer) là những kỹ sư phần mềm, có nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Lập trình viên thường được ví như người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm máy tính).

Thực tế, lập trình viên có thể làm việc một mình hoặc làm việc theo nhóm để hoàn thiện các sản phẩm công nghệ. 

Các vị trí lập trình viên cụ thể sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Nhìn chung, lập trình viên sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nên chương trình, phần mềm, ứng dụng mới
  • Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng, phần mềm có sẵn để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
  • Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.
  • Kiểm thử phần mềm, cộng tác với chuyên gia máy tính để đảm bảo phần mềm luôn đạt chất lượng cao.
  • Tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến các công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm công nghệ.

Tìm việc làm Lập trình viên

Lập trình viên Backend (Back End Developer)

Lập trình viên Backend (Backend Developer) là người đảm nhiệm các hoạt động phía sau hậu trường của một trang Web.

Họ chịu trách nhiệm xây dựng mã nguồn, ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ Web. Các mã mà lập trình viên Backend tạo ra sẽ hỗ trợ việc giao tiếp của cơ sở dữ liệu và trình duyệt thông qua các hoạt động như: Lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu, cập nhập, xóa dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu, v.vv..

Ngoài ra, Back End Developer còn chịu trách nhiệm trong việc tối ưu tốc độ và hiệu quả của các ứng dụng.

Tìm việc Lập trình viên Backend

Devops engineer

DevOps Engineer là sự kết hợp giữa phát triển phần mềm (Development) và vận hành hệ thống (Operations), đề xuất triển khai mã và hoạt động mạng nhằm nâng cao khả năng hợp tác, hiệu suất và độ tin cậy của trang web. 

DevOps Engineer thực hiện các quy trình tích hợp và vận hành liên tục để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, đảm bảo hệ thống có khả năng mở rộng, ổn định và an toàn. 

Trên thực tế, rất khó để mô tả chính xác công việc của một DevOps Engineer vì đây là vị trí kết hợp giữa tư duy, công cụ và kỹ năng mới. Theo các doanh nghiệp, một DevOps Engineer đảm nhận nhiều vai trò quan trọng cùng lúc, bao gồm:

  • DevOps Evangelist: Chịu trách nhiệm thúc đẩy và triển khai các hoạt động DevOps trong công ty.
  • Release Manager: Phụ trách nghiên cứu, phát triển tính năng mới và đảm bảo sản phẩm hoạt động ổn định sau mỗi lần phát hành.
  • Automation Expert: Là chuyên gia về tự động hóa, chịu trách nhiệm tối ưu hóa và sắp xếp các công cụ hỗ trợ công việc.
  • Software Developer/Tester: Thực hiện lập trình và kiểm tra phần mềm.
  • Quality Assurance: Đảm bảo kiểm tra và duy trì chất lượng sản phẩm trước khi phát hành.
  • Security Engineer: Theo dõi, giám sát tính bảo mật và đảm bảo sự an toàn cho sản phẩm.

Vì vậy, DevOps Engineer phải có kiến thức đa dạng và linh hoạt để đảm nhận các vai trò này một cách hiệu quả.

Tìm việc Devops

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) là nhân sự thuộc bộ phận IT của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm xây dựng hệ thống dữ liệu, lưu trữ - xuất dữ liệu khi cần thiết.

Các kỹ sư dữ liệu cần phải sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để phân tích, tìm ra xu hướng từ các dữ liệu của doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích này, họ có thể phát triển thuật toán nhằm biến dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định.

Những công việc chính mà Kỹ sư dữ liệu đảm nhận:

  • Thu thập, xử lý và sắp xếp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó lưu trữ một cách có hệ thống.
  • Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu để dễ dàng quản lý và sử dụng.
  • Phân tích dữ liệu để tìm ra các thông tin quan trọng và trích xuất dữ liệu có giá trị hỗ trợ cho các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Tìm việc Data Engineer

Thiết kế UI-UX (UI-UX Designer)

UI/UX Designer là người thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng cho ứng dụng/trang web. Họ  đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự hài lòng của người dùng bằng cách tạo ra giao diện kỹ thuật số trực quan và hấp dẫn về mặt thị giác. 

UX/UI sẽ kết hợp việc nghiên cứu hành vi người dùng đồng thời áp dụng kỹ năng thiết kế để đảm bảo ứng dụng/trang web có giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng. Họ cũng là người đảm bảo tính khả dụng và hiệu quả của các chức năng trên phần mềm, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dùng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm việc UI-UX Designer

Quản trị viên hệ thống (System Administrator)

Quản trị viên hệ thống (System Administrator) là người chịu trách nhiệm về cấu hình, bảo trì và duy trì hoạt động của hệ thống máy chủ, máy tính của doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng và các yêu cầu của công ty.

Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống mạng và máy chủ hoạt động ổn định, bảo mật, và hiệu quả. Công việc cụ thể bao gồm:

  • Thiết lập và duy trì hệ thống mạng, đảm bảo kết nối ổn định giữa các thiết bị và máy chủ.
  • Xử lý các sự cố liên quan đến mạng và máy chủ, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho người dùng.
  • Phân tích, khắc phục các vấn đề kỹ thuật phát sinh và ghi chép lại chi tiết các sự cố để theo dõi.
  • Lập hồ sơ và cập nhật tài liệu liên quan đến cấu hình, sơ đồ mạng và thiết lập máy chủ.
  • Bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa, đảm bảo hoạt động liên tục và dữ liệu không bị xâm phạm.
  • Kiểm soát quyền truy cập vào hệ thống mạng, quản lý đặc quyền của người dùng và quản trị viên.
  • Thực hiện việc sao lưu dữ liệu mạng thường xuyên để đảm bảo khôi phục khi có sự cố.
  • Kiểm tra hiệu suất hiện tại, đánh giá dung lượng và dự đoán nhu cầu nâng cấp mạng và máy chủ trong tương lai.

Tìm việc System Admin

Kiểm tra chất lượng phần mềm (Tester)

Kiểm tra chất lượng phần mềm (Tester) là người phát triển ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, vị trí Tester có thể được chia thành nhiều mảng như QA (Đảm bảo chất lượng), QC (Kiểm soát chất lượng), Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người thực hiện kiểm thử phần mềm một cách thủ công. Vị trí này không yêu cầu kiến thức lập trình cao, nhưng đòi hỏi phải nắm vững quy trình kiểm thử thủ công, có đam mê với phần mềm và tư duy logic tốt. Tester sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng phần mềm, kiểm tra và phát hiện lỗi (bug) trước khi sản phẩm cuối cùng được bàn giao cho khách hàng.

Tìm việc Manual Tester

Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer)

Kỹ sư trí tuệ nhân tạo/Kỹ sư AI (AI Engineer) là người thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển AI để ứng dụng vào đời sống, lĩnh vực kinh doanh đến doanh nghiệp.

AI Engineering sẽ định vị, lấy data từ nhiều nguồn khác nhau để tạo, xây dựng và thử nghiệm mô hình học máy, sau đó sử dụng lệnh gọi giao diện chương trình ứng dụng (mã nhúng để triển khai AI. Vì thế, đây là vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn tổng hợp. 

Công việc của Kỹ sư AI chủ yếu tập trung vào việc phát triển và lập trình các giải pháp trí tuệ nhân tạo. Các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Xây dựng và tối ưu hóa các thuật toán phục vụ cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Lên kế hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu cần thiết cho các hệ thống AI.
  • Giám sát hoạt động của mô hình AI, báo cáo và đánh giá hiệu suất.

Tìm việc AI Engineer

Kỹ sư phần mềm (Software Developer)

Software Developer (Kỹ sư phần mềm) là những người sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế và xây dựng chương trình máy tính. 

Những ứng dụng trên các thiết bị công nghệ, điện tử đều được tạo ra bởi kỹ sư phần mềm. Bên cạnh đó, họ dựa vào kỹ thuật khoa học, toán học và công nghệ điểm kiểm tra, đánh giá chất lượng phần mềm của mình hoặc của người khác. Thông thường, mỗi Software Developer sẽ chuyên về ít nhất một ngôn ngữ lập trình riêng vì họ là nhân tố chính để hoàn thiện các ứng dụng.

Tìm việc Software Developer

Nhân viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Nhân viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là người đại diện cho tiếng nói của dữ liệu. Họ đảm nhận việc thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu để đưa ra những đề xuất chiến lược cho công ty. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, Data Analyst đều có tầm quan trọng rất lớn.

Công việc của Data Analyst sẽ bao gồm các nhiệm vụ chính như sau:

  • Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm: Hệ thống nội bộ, cơ sở dữ liệu, hoặc các nguồn bên ngoài để phục vụ cho quá trình phân tích.
  • Xử lý và phân tích dữ liệu để tìm ra các thông tin quan trọng, hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp.
  • Dựa trên dữ liệu đã phân tích, đưa ra các dự báo về xu hướng trong tương lai, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược và phát triển.

Tìm việc Data Analyst ngay

Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst)

Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst) hay còn gọi là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Vị trí này có nhiệm vụ chính là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. 

BA có thể là người làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận ý kiến sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra, Business Analyst còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

Tìm việc Business Analyst

Business Analyst là người người phân tích và đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Business Analyst là người người phân tích và đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Những yêu cầu đối với nhân viên IT

IT là một ngành nghề khó, đòi hỏi ứng viên cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng và sở hữu đầy đủ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết. Vậy đối với nhân viên ngành IT, nhà tuyển dụng thường yêu cầu những gì? Tham khảo nội dung sau đây. 

Bằng cấp/Chứng chỉ chuyên ngành

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu nhân viên IT phải có bằng Cử nhân Công nghệ thông tin hoặc ở từng vị trí công việc cụ thể mà yêu cầu các ngành học như: Kỹ thuật phần mềm, Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính, Mạng máy tính, Phát triển phần mềm, Truyền thông dữ liệu, An toàn thông tin mạng, v.vv..

Bên cạnh đó, bằng Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc các chứng chỉ liên quan sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong việc thăng tiến trong sự nghiệp.

Một số chứng chỉ mà dân IT nên sở hữu: 

  • Các chứng chỉ CompTIA (Computer Technology Industry Association): CompTIA A+, CompTIA Network+, CompTIA Security+.
  • Chứng chỉ CISSP (Certified Information Systems Security Professional)
  • Chứng chỉ PMP (Project Management Professional)
  • Chứng chỉ CISSP (Certified Information Systems Security Professional)
  • Chứng chỉ Linux (Linux Certification)

Kỹ năng cứng Nhân viên IT phải có

Không chỉ đối với nghề IT, bất kể ngành nghề nào cũng đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng chuyên môn. Đối với IT, kỹ năng chuyên môn sẽ phức tạp hơn các ngành nghề khác bởi có rất nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Do đó, trước khi trang bị kỹ năng chuyên môn, bạn cần lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. 

Tuy nhiên, về cơ bản, những kỹ năng cứng mà Nhân viên IT phải có bao gồm:

Kiến thức về chuyên ngành công nghệ thông tin

Nhân viên IT cần nắm vững các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực Công nghệ thông tin bao gồm: Phần cứng, phần mềm, mạng, hệ điều hành, lập trình, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng, v.vv.. 

Am hiểu công nghệ

Với sự phát triển của các sản phẩm và ứng dụng công nghệ như hiện nay, Nhân viên IT cần phải am hiểu về công nghệ trong từng lĩnh vực cụ thể để hiểu rõ hơn về công việc của mình. Điều này giúp nhân viên IT có thể áp dụng được công nghệ phù hợp vào công việc và đề xuất được những giải pháp tối ưu cho công ty, khách hàng. Vì thế, để đảm nhận vị trí Nhân viên IT và có cơ hội thăng tiến trong ngành, việc cập nhập và nâng cao kiến thức về công nghệ là điều rất quan trọng. 

Kỹ năng lập trình

Nhân viên IT cần trang bị cho mình khả năng lập trình và am hiểu ít nhất một số ngôn ngữ lập trình phố biển như: Java, Python, C++, JavaScript, PHP hoặc Ruby.

Tư duy logic

Có khả năng tư duy logic và phân tích để hiểu và xử lý các vấn đề phức tạp trong hệ thống công nghệ thông tin.

Kỹ năng xử lý sự cố

Kỹ năng xử lý sự cố là kỹ năng bắt buộc phải có khi bạn đảm nhận công việc liên quan đến máy tính, ứng dụng, phần mềm, website, mạng, v.vv.. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng phát hiện xử cố cũng như đưa ra các giải pháp nhanh chóng và chuẩn xác.

Tuy nhiên, kỹ năng này không chỉ đơn thuần là "phản ứng lại" mà còn bao gồm việc bạn “chủ động” dự đoán và ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn.

Ví dụ: Nếu bạn là quản trị viên hệ thống, thay vì chờ đến khi cơ sở dữ liệu gặp phải sự cố như quá tải hoặc truy vấn chậm, bạn sẽ chủ động thực hiện việc tối ưu hóa hiệu suất định kỳ để bạn đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu luôn hoạt động trơn tru và có thể xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng mà không gặp trục trặc.

Nhân viên IT cần có khả năng xử lý sự cố
Nhân viên IT cần có khả năng xử lý sự cố

Kỹ năng mềm cần có của Nhân viên IT

Những người làm việc trong lĩnh vực IT thường có chuyên chuyên môn thuộc nhóm kỹ thuật hoặc nghiên cứu, yêu thích các công việc tính toán, phân tích, tìm hiểu khoa học, v.vv.. Do đó, họ thường có phần khô khan, trầm tính hơn. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc, Nhân viên IT vẫn cần tương tác, làm việc với đồng nghiệp, đối tác/khách hàng nên ngoài việc phát triển kỹ năng chuyên môn, Nhân viên IT vẫn cần có những kỹ năng mềm sau:

Kỹ năng giao tiếp

Ngoài việc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, lập trình, viết code, v.vv.. Nhân viên IT cần thu thập dữ liệu để xác định nguyên nhân gây ra sự cố, báo cáo với cấp trên để vạch ra hướng giải quyết cũng như giải thích lý do để mọi người hiểu vấn đề là gì. Nếu nhân viên IT có thể giao tiếp, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, hiệu quả sẽ giúp cấp trên và đồng nghiệp nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, có thể hỗ trợ kịp thời, công việc được xử lý và cải thiện tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

IT là ngành đặc thù khó, để hoàn thành một dự án cần có sự kết hợp của nhiều vị trí khác nhau, đòi hỏi Nhân viên IT phải có kỹ năng làm việc nhóm. Đây là cách mọi người có thể hỗ trợ nhau phát triển thế mạnh, cải thiện điểm yếu, cùng nhau chia sẻ kiến thức để hoàn thành công việc tốt hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, công việc luôn đòi hỏi tính chính xác và thời gian linh hoạt, quản lý thời gian hiệu quả là kỹ năng vô cùng cần thiết. Việc tổ chức công việc, ưu tiên nhiệm vụ quan trọng và biết cách ứng phó với áp lực thời gian sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về thời gian và đảm bảo tính chính xác.

Trình độ ngoại ngữ

IT là ngành nghề mang tính toàn cần. Lý do vì sản phẩm công nghệ và Internet đều có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số, thuật ngữ chuyên môn để tiếp cận và cập nhập thông tin mới. Việc sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là lợi thế giúp bạn phát triển trong lĩnh vực này.

Sự kiên trì

Việc trình bày ý tưởng của bản thân thường là công việc khá đơn giản, tuy nhiên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, những ý tưởng phức tạp và khái niệm khô khan đã khiến công việc đó trở nên rất khó khăn. Vì thế, Nhân viên IT cần có sự kiên nhẫn để giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn, chẳng hạn như việc trả lời đi trả lời lại một câu hỏi cho người khác mà không cảm thấy khó chịu. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với mọi người xung quanh và tạo điều kiện để người khác hiểu được những ý tưởng mà bạn muốn thể hiện. 

Kể cả việc xử lý sự cố cũng vậy, nếu không kiên nhẫn để tìm ra hướng giải quyết  chính xác bạn có thể làm mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu bạn có thể duy trì được sự bình tĩnh và kiên nhẫn trong công việc, chắc chắn bạn sẽ có thể tiến xa hơn trong ngành CNTT. 

Sự kiên trì là một tố chất mà Nhân viên IT cần sở hữu
Sự kiên trì là một tố chất mà Nhân viên IT cần sở hữu

Khả năng tự học và nghiên cứu

Trong lĩnh vực Công nghệ, sự thay đổi diễn ra liên tục, đòi hỏi Nhân viên IT phải không ngừng học hỏi để duy trì sự cạnh tranh. Khả năng tự học và phát triển bản thân không chỉ giúp bạn nắm bắt kịp thời những xu hướng mới, mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Dù là việc tham gia vào các khóa học, đọc sách hay tìm hiểu các công nghệ mới thì việc tự rèn luyện và nâng cao kiến thức sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt được thành công.

Khả năng làm việc dưới áp lực cao

Công việc của dân IT có thể gặp nhiều áp lực. Việc thức khuya hàng tuần chủ ngủ 3 - 4 giờ mỗi ngày là điều thường gặp. Điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, stress và giảm hiệu suất làm việc.

Để duy trì sức khỏe và hiệu quả của công việc, người làm trong lĩnh vực này cần biết cách thư giãn, thời gian rảnh không nên ôm máy tính liên tục. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành để cảm thấy thoải mái và tái tạo năng lượng.

>>>Xem thêm: Những vị trí ngành IT lương cao nhất bạn nên biết

Mức lương của nhân viên IT

Mức lương cho nhân viên IT thường sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như: Kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí làm việc và cả ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức lương chung của ngành IT theo báo cáo thị trường tuyển dụng 2023 và Nhu cầu tuyển dụng 2024 của TopCV dưới đây:

Vị trí

Mức lương

Trung vị thấp

Trung vị cao

Thực tập sinh

3.000.000 VNĐ

5.000.000 VNĐ

Nhân viên

(Dưới 1 năm kinh nghiệm)

8.000.000 VNĐ

15.000.000 VNĐ

Nhân viên/Chuyên viên

(Từ 1 - 4 năm kinh nghiệm)

9.000.000 VNĐ

22.000.000 VNĐ

Trưởng nhóm

(Từ 4 - 6 năm kinh nghiệm)

19.000.000 VNĐ

33.000.000 VNĐ

Quản lý/Trưởng phòng

(Từ 6 - 13 năm kinh nghiệm)

22.000.000 VNĐ

40.000.000 VNĐ

Bí quyết để có mức lương “khủng” trong ngành IT

Nhìn chung, IT là một ngành có mức lương khá ổn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được mức lương “nghìn đô” như nhiều người vẫn thường nói. Vì thế, TopCV sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết để đạt được mức lương “khủng” trong ngành IT nhé!

Chủ động trau dồi kiến thức với việc đọc sách và tài liệu

Như đã chia sẻ ở trên, IT là một ngành liên tục thay đổi, vì thế bạn phải không ngừng cập nhật và trau dồi thêm kiến thức bằng việc đọc sách và tài liệu. Việc đọc sách và tài liệu chuyên ngành không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất, nắm bắt các công nghệ tiên tiến mà còn giúp mở rộng kiến thức về các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực đang theo đuổi. Bên cạnh đó, đọc sách còn phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích và khả năng giải quyết vấn đề – những yếu tố quan trọng để thành công trong ngành IT. 

Ngoài ra, bạn có thể chủ động tham gia các khóa học trực tuyến, nghiên cứu tài liệu cả trong và ngoài nước, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Việc tích cực học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức từ các cộng đồng lập trình sẽ giúp bạn củng cố nền tảng, nâng cao chuyên môn và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sự nghiệp của mình.

Nhân viên ngành IT cần chủ động trau dồi kiến thức
Nhân viên ngành IT cần chủ động trau dồi kiến thức

Xây dựng timeline công việc rõ ràng

Khối lượng công việc của dân IT là khá lớn, có thể phải làm việc ngày đêm. Chính vì thế, bạn cần xây dựng một timeline công việc rõ ràng, hiệu quả. Việc này sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc, từ đó bạn có thể tạo ấn tượng tốt với cấp trên. 

Đầu tư vào tiếng Anh

Nhân viên IT cần trang bị cho bản thân vốn tiếng Anh chuyên ngành bởi ngôn ngữ lập trình chủ yếu là tiếng Anh. Điều này không chỉ giúp bạn đọc hiểu tài liệu nước ngoài mà còn giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là làm việc ở các công ty đa quốc gia.

Tham gia các cuộc thi về IT

Vì công việc của dân IT không chỉ là những lý thuyết tồn tại trên giấy mà cần được đưa vào thực tế. Do đó, để có thêm kinh nghiệm thực tế, những cuộc thi IT sẽ là môi trường giúp bạn có được kinh nghiệm xử lý tình huống, nâng cao kỹ năng và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đặc biệt, việc sở hữu những giải thưởng giá trị tại các cuộc thi về Lập trình lớn trong và ngoài nước sẽ giúp bạn tăng cơ hội ứng tuyển thành công vào vị trí mơ ước tại những công ty hàng đầu.

Hoàn thiện bản thân với kỹ năng mềm

Để trở thành một nhân viên IT giỏi, kỹ năng chuyên môn là yếu tố bắt buộc nhưng chưa đủ. Nhân viên IT cần phải trau dồi và phát triển các kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân. Những kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý dự án, v.vv.. sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. 

 

Các trường đào tạo ngành IT hàng đầu Việt Nam

Ngành IT là ngành được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các ngành nghề khác hiện nay. Để theo đuổi ngành nghề này, bạn cần được đào tạo bài bản để bắn vững các kiến thức chuyên môn.

Dưới đây là những trường đào tạo ngành IT hàng đầu Việt Nam bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
  • ĐH Bách khoa TP.HCM
  • ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
  • Đại học FPT (FPT University)
  • ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
  • Đại học Sư Phạm kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE)
  • Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (UT-HCM)

Tìm việc làm nhân viên IT ở đâu?

Bạn đang lo lắng không biết nên tìm việc IT ở đâu? Tại TopCV, bạn có thể tiếp cận với hàng nghìn tin tuyển dụng được cập nhập hàng ngày, bạn có thể dễ dàng tìm thấy việc làm IT phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Hãy truy cập ngay vào TopCV để khám phá những thông tin việc làm hấp dẫn và mới nhất. 

Tìm việc IT ngay

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy thông báo tuyển dụng nhân viên IT tại các hội nhóm/Fanpage trên Facebook và Zalo. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể liên hệ với bạn bè, đồng nghiệp trong ngành để có thể nhanh chóng tiếp cận được công việc mơ ước.  

Hy vọng với những kiến thức trên đây của TopCV bạn sẽ hiểu rõ ngành IT là gì. Nếu muốn trở thành một Nhân viên IT giỏi, bạn cần phải hiểu rõ công việc của Nhân viên IT và trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

 

 

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn